Nhận diện các biển báo giao thông hình chữ nhật và ý nghĩa của các loại biển báo.
Để đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin hướng dẫn cho người đi đường, các biển báo giao thông sẽ được thiết kế với các hình dáng khác nhau. Vậy biển báo giao thông hình chữ nhật có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa biển báo chỉ dẫn giao thông mới nhất
Đặc điểm của biển báo hình chữ nhật.
So với các biển báo ở hình dáng khác, biển báo giao thông hình chữ nhật xuất hiện ở tất cả các nhóm biển báo cơ bản, trong đó chủ yếu là nhóm biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn, còn ở các nhóm biển báo khác thì khá ít.
Biển báo hiệu lệnh hình chữ nhật có nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng, dùng để báo cho người điều khiển biết các điều bắt buộc phải chấp hành khi tham gia giao thông.
Biển báo chỉ dẫn hình chữ nhật có nền màu xanh (xanh dương, xanh lam hoặc xanh lá cây), hình vẽ và chữ viết bên trong màu trắng, dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông một cách thuận lợi, đảm bảo an toàn
Các biển báo giao thông hình chữ nhật phổ biến hiện nay
Căn cứ Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, hệ thống biển báo giao thông được chia thành 05 nhóm cơ bản: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn và biển phụ, biển viết bằng chữ. Mỗi loại lại được thiết kế với các hình dáng khác nhau.
Trong đó, hình chữ nhật chủ yếu được sử dụng cho loại biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn, còn các nhóm biển báo còn lại chỉ có một số ít biển báo được thiết kế theo hình chữ nhật.
Điển hình có thể kể đến một số biển báo giao thông hình chữ nhật sau đây:
Biển báo hiệu lệnh hình chữ nhật
Đặc điểm chung của các biển báo giao thông này là đều có hình chữ nhật, nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng.
Biển báo chỉ dẫn hình chữ nhật
Đặc điểm chung của các biển báo này là có hình chữ nhật, nền màu xanh (xanh dương, xanh lam hoặc xanh lá cây), hình vẽ và chữ viết bên trong màu trắng.
Biển báo cấm hình chữ nhật
Gồm: Biển số P.127a, Biển số P.127b, Biển số P.127c, Biển số DP.127.
Hầu hết các biển này đều có nền màu xanh, hình vẽ màu trắng, số bên trong màu đen.
Biển báo cảnh báo nguy hiểm hình chữ nhật
Biển báo cảnh báo nguy hiểm hình chữ nhật chính là biển báo số W.243 (a,b,c) “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” với nền màu trắng, vạch chéo màu đỏ.
Biển báo phụ hình chữ nhật
Các biển này có nền màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc nền màu xanh lam, chữ viết và hình vẽ màu trắng.
Ý nghĩa và hiệu lực của biển báo giao thông hình chữ nhật
Theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hình chữ nhật có ý nghĩa và phạm vi hiệu lực như sau:
Biển báo hiệu lệnh hình chữ nhật
Ý nghĩa: Dùng để báo cho người điều khiển biết các điều bắt buộc phải chấp hành khi tham gia giao thông.
Hiệu lực: Biển báo hiệu lệnh hình chữ nhật có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
Biển báo chỉ dẫn hình chữ nhật
Ý nghĩa: Dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông một cách thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Hiệu lực: Biển báo chỉ dẫn hình chữ nhật có giá trị hiệu trên các làn đường của chiều xe chạy.
Biển báo cấm hình chữ nhật
Ý nghĩa: Dùng để biểu thị các điều cấm người tham gia giao thông vi phạm. Chủ yếu các biển báo cấm hình chữ nhật biểu thị thông tin cấm chạy quá tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông.
Hiệu lực: Biển báo cấm hình chữ nhật có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
Biển báo cảnh báo nguy hiểm hình chữ nhật
Ý nghĩa: Biển báo số W.243 (a,b,c) “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” dùng để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn.
Hiệu lực: Biển báo cảnh báo nguy hiểm hình chữ nhật có giá trị hiệu lực trên các làn đường của chiều xe chạy.
Biển báo phụ hình chữ nhật
Ý nghĩa: Dùng để thuyết minh, bổ sung ý nghĩa cho biển chính được gắn bên trên.
Hiệu lực: Theo giá trị hiệu lực của biển chính được gắn kèm theo.
Không tuân thủ biển báo giao thông hình chữ nhật sẽ bị phạt thế nào?
Nếu không chấp hành chỉ dẫn của hệ thống biển báo giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Phương tiện
Mức phạt
Căn cứ
Phạt tiền
Vi phạm mà gây tai nạn
Ô tô
300.000 - 400.000 đồng
Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5
Xe máy
100.000 - 200.000 đồng
Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6
Máy kéo, xe máy chuyên dùng
100.000 - 200.000 đồng
Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng
Khi tham gia giao thông không khó để bắt gặp hình ảnh biến báo giao thông với các hình dạng khác nhau. Với biển báo giao thông dạng hình thoi, bạn đọc đã nắm được ý nghĩa của loại biển báo này chưa?Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn đọc.
Khi tham gia giao thông, không khó để bắt gặp hình ảnh các biển báo giao thông hình tam giác. Vậy bạn đã biết chính xác ý nghĩa của chiếc biển báo hình tam giác mà mình trông thấy chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn đọc.
Để đi đúng luật, tránh bị phạt vì những lỗi không đáng có, người điều khiển phương tiện cần nắm được ý nghĩa của các loại biển báo giao thông. Sau đây là những thông tin cần lưu ý về biển báo giao thông hình vuông.Qua bài viết dưới đây mong sẽ hữu ích tới bạn đọc.