Biển báo đá lở, sỏi đá bắn lên, nền đường yếu W.228 là biển nào?

Biển báo đá lở, sỏi đá bắn lên, nền đường yếu W.228 là biển nào?

Trả lời

Biển báo đá lở, sỏi đá bắn lên, nền đường yếu

Khái niệm và phân loại biển báo giao thông

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông. Có thể hiểu biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông nhằm mục đích để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, biển báo giao thông (biển báo hiệu đường bộ) được phân chia thành 05 nhóm: (i) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; (ii) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; (iii) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; (iv) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết và (v) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?

Biển báo giao thông đường bộ hay còn được gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống rất nhiều biển báo giao thông cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông và được chia thành 6 nhóm chính gồm: Biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển phụ, biển báo cấm, vạch kẻ đường. Nhưng trong đó, biển báo được mọi người quan tâm nhất và quan trọng nhất là biển báo nguy hiểm. Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết

Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì?

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được sử dụng để thông báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất nguy hiểm hoặc những điểm cần lưu ý trên tuyến đường, từ đó giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.

Biển báo nguy hiểm có các đặc điểm sau:

– Biển báo nguy hiểm chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lê trời, trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.

– Nhóm biển báo nguy hiểm thường có nền màu vàng, viền đỏ và có hình vẽ màu đen mô tả thông tin cần báo hiệu.

Các biển báo nguy hiểm trong an toàn giao thông | anycar.vn

Biển báo đá lở, sỏi đá bắn lên, nền đường yếu (W.228)

Biển số W.228 (a,b) "Đá lở" và biển số W.228c "Sỏi đá bắn lên" và biển số W.228d "Nền đường yếu" được quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:

Về cách sử dụng:

  • Để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi, phải đặt biển số W.228 (a,b) "Đá lở". Chiều dài của đoạn nguy hiểm, sử dụng biển số S.501 "Phạm vi tác dụng của biển" đặt dưới biển chính. Khi sử dụng biển này phải căn cứ thực tế mà đặt biển số W.228a hoặc biển số W.228b cho phù hợp.
  • Gặp biển này, người tham gia giao thông phải chú ý; đặc biệt khi thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn, không dừng hay đỗ xe trong khu vực đá lở sau những trận mưa lớn.
  • Để báo trước nơi có kết cấu mặt đường rời rạc, khi phương tiện đi qua, làm cho các viên đá, sỏi băng lên gây nguy hiểm và mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông phải đặt biển số W.228c "Sỏi đá bắn lên".
  • Để cảnh báo những đoạn nền đường yếu, đoạn đường đang theo dõi lún mà việc vận hành xe ở tốc độ cao có thể gây nguy hiểm phải đặt biển số W.228d “Nền đường yếu”. Lái xe cần chú ý giảm tốc độ hợp lý.