Thủ tục hành chính là một trong những việc mà nhiều người quan tâm nhưng cũng có nhiều người khi nhắc đến cụm từ này thì vẫn chưa nắm rõ. Ở bài viết này sẽ cho người đọc tìm hiểu rõ hơn về thủ tục hành chính, nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính.
Lý luận chung thủ tục hành chính
Những quy định chung về thủ tục hành chính.
Khái niệm thủ tục hành chính
Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, cơ quan hành chính phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc, chế độ, phép tắc được pháp luật quy định. Những quy tắc, chế độ, phép tắc đó chính là những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quan hành chính khi thực hiện chức năng quản lý hành chính công. Những quy định trên còn được gọi là thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ - CP về kiểm soát thủ tục hành chính được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Đặc điểm của thủ tục hành chính
Khác biệt với thủ tục lập pháp và thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lí nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lí hành chính nhà nước.
Cụ thể:
Quản lí hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng nhất phải kể đến các cơ quan hành chính, các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan này.
Vì cơ quan hành chính có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên các chủ thể trong hệ thống cơ quan đó không chỉ thực hiện phần lớn các thủ tục hành chính mà còn thực hiện những thủ tục liên quan đến các hoạt động quản lí hành chính quan trọng nhất.
Ngoài cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước khác cũng tiến hành các thủ tục hành chính khi thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước như khi các cơ quan đó xây dựng, củng cố chế độ công tác nội bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính khi tiến hành các hoạt động quản lí hành chính được Nhà nước trao quyền trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Sở dĩ thủ tục hành chính phải được quy phạm pháp luật hành chính quy định vì:
Các quan hệ thủ tục hành chính là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;
Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể tiến hành, muốn tạo ra sự thống nhất trong hoạt động quản lí tất yếu phải được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành;
Thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể quản lí nên cần tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện hết thẩm quyền;
Nhiều thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức nếu không được pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của họ.’
Thứ ba, thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp
Thủ tục hành chính với tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lí đương nhiên phải linh hoạt mới có thể tạo nên quy trình hợp lí cho từng hoạt động quản lí cụ thể. Do vậy, không thể có một thủ tục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lí hành chính nhà nước mà có rất nhiều thủ tục hành chính. Thậm chí để giải quyết một loại công việc nhất định cũng có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau.
Thủ tục hành chính có 3 loại khác nhau: Thủ tục hành chính nội bộ, thủ tục hành chính liên hệ, văn thư hành chính.
Phân loại thủ tục hành chính
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà chúng ta có thể phân chia thủ tục hành chính thành các loại khác nhau. Cụ thể:
Căn cứ vào mục đích của thủ tục, thủ tục hành chính được chia thành thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục giải quyết các công việc cụ thể.
Căn cứ vào tính chất công việc được tiến hành, thủ tục hành chính được chia thành thủ tục hành chính nội bộ và thủ tục hành chính liên hệ.
Ý nghĩa của thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước.
Ý nghĩa của thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau như sau:
Thủ tục hành chính là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chức hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính;
Đảm bảo các quyết định hành chính được đưa vào thực tế đời sống xã hội;
Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông qua thủ tục hành chính;
Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính;
Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quá trình xây dựng và triển khai pháp luật;
Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý, thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân;
Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính.
Ai có thẩm quyền ban hành các thủ tục hành chính nhà nước?
Thủ tục hành chính phải được xây dựng phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với pháp luật hiện hành của nhà nước. Do đó, chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được ban hành thủ tục hành chính.
Theo Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ - CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 92/2017/NĐ - CP quy định như sau:
Cụ thể:
Ngoài luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, chỉ có Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ mới có thẩm quyền quy định các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các quy định đó.
Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành trung ương nhưng cần phải có quy định riêng để phù hợp với đặc điểm của một số địa phương thì các Bộ, ngành Trung ương có văn bản uỷ quyền cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy định. Các quy định này phải có sự thống nhất của Bộ, ngành quản lý về lĩnh vực đó và phải được công bố công khai như quy định thủ tục hành chính của Bộ, ngành.
Xây dựng, thực hiện và kiểm tra thủ tục hành chính.
Xây dựng thủ tục hành chính.
Xây dựng thủ tục hành chính là gì?
Xây dựng thủ tục hành chính được hiểu là việc nghiên cứu để đề ra những cách thức giải quyết công việc nhằm giải quyết các quy định nội dung của luật pháp và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế.
Nguyên tắc khi xây dựng thủ tục hành chính.
Khi xây dựng các thủ tục hành chính cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Thủ tục hành chính phải được xây dựng phù hợp pháp luật hiện hành của nhà nước, có tính hệ thống nhằm tạo được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy nhà nước.
Nguyên tắc phù hợp với thực tế khách quan: Việc xây dựng thủ tục hành chính phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ những yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển xã hội. Thủ tục hành chính phải được xây dựng sao cho phù hợp với tình hình thức tế để tạo điều kiện cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hội được thực thi hữu hiệu. Cùng với đó, chúng ta chúng cần kịp thời sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục xét thấy lỗi thời để tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của nền kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thực hiện thuận lợi. Các thủ tục hành chính khi ban hành cần có sự giải thích cụ thể, rõ ràng về cả bội dung và phạm vi áp dụng của nó. Cần đảm bảo rằng mọi thủ tục hành chính được công khai cho mọi người biết để tuân thủ và để kiểm tra tính nghiêm túc của cơ quan nhà nước khi giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức, công dân.
Nguyên tắc có tính hệ thống. Nguyên tắc này là hệ quả của nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thực hiện được nguyên tắc này sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho việc thực hiện nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện. Nghĩa là, thủ tục hành chính của một lĩnh vực không được mâu thuẫn với nhau và với các lĩnh vực liên quan. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nếu mâu thuẫn nhau thì khi thực hiện sẽ tạo ra một sự hỗn loạn trong công việc mà không thể kiểm soát được.
Thực hiện thủ tục hành chính.
Theo Điều 12 Nghị định 63/2010/NĐ - CP về kiểm soát thủ tục hành chính thì việc thực hiện thủ tục hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Cụ thể:
Về nguyên tắc công khai hoá thủ tục hành chính: Thủ tục hành chỉnh phải được công khai để nhân dân biết và được tiến hành công khai theo luật định.
Về nguyên tắc khách quan, công bằng: Trong thực hiện thủ tục hành chính, các chủ thể thực hiện thủ tục phải đảm bảo chính xác, khách quan và công minh. Các chủ thể thực hiện thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ và có thẩm quyền đòi hỏi việc giải trình, cung cấp thông tin áp dụng các biện pháp cần thiết. Các cá nhân, tổ chức hữu quan tham gia thủ tục hành chính phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết để các chủ thể thực hiện tiến hành thủ tục hành chính giải quyết công việc được thuận lợi.
Về nguyên tắc liên thông, kịp thời, chính xác: Trước hết, các thủ tục hành chính cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn, tăng quyền đồng thời với trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục. Theo đó giảm bớt mức tối thiểu và trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối với công dân và tổ chức. Theo nguyên tắc này, việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của nhân dân, song cũng phải tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước.
Về nguyên tắc đảm bảo quyền của tổ chức, cá nhân: Đây là yêu cầu đối với các cơ quan nhà nước phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện do luật định và phải ra lệnh đối với các bên hữu quan để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia được thực hiện đầy đủ.
Về nguyên tắc thẩm quyền: Nguyên tắc thẩm quyền còn liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền: Các quyết định ban hành không đúng thủ tục phải bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ và cơ quan, người ban hành quyết định đó có thể bị truy cứu trách nhiệm.
Kiểm tra thủ tục hành chính.
Kiểm tra thủ tục hành chính là gì?
Kiểm tra thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
Yêu cầu của việc kiểm tra thủ tục hành chính.
Kiểm tra thủ tục hành chính cần đáp ứng các yêu cầu:
Kiểm tra thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính.
Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
Kiểm tra thủ tục hành chính phải được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
Sự cần thiết của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá.
Sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác.
Nguyên tắc kiểm tra thủ tục hành chính
Khi kiểm tra phải tính đến các nguyên tắc trong xây dựng các thủ tục hành chính như:
Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.
Câu hỏi liên quan
Trưởng khu dân cư tổng hợp danh sách các hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa đủ điều kiện tặng Giấy khen Gia đình văn hóa.
Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét
Tổ chức cuộc họp bình xét
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tặng Giấy khen, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ra Quyết định tặng Giấy khen Gia đình văn hóa (Mẫu số 13).
Xem thêm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay
Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Bước 4: Giải ngân
Xem thêm
Hiến pháp.
Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
Pháp lệnh, nghị quyết
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao...
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
Xem thêm
Câu trả lời khi chuyển đất vườn sang đất ở có phải xin phép không là có phải xin phép.
Hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển đất vườn sang đất ở nếu được UBND cấp huyện nơi có đất cho phép.
Xem thêm
Quyết định khám người căn cứ theo Khoản 3, 5 Điều 127 theo đó:
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.
Điều kiện khám người căn cứ theo Khoản 4 Điều 127 theo đó:
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
Xem thêm
Như vậy, việc đổi Giấy phép lái xe sang dạng thẻ nhựa (PET) được khuyến khích chứ không hề ép buộc. Người dân có điều kiện thì nên đi đổi sang thẻ PET. Nếu chưa đổi, bằng lái xe cũ vẫn có giá trị cho đến khi hết thời hạn. Hiện nay, Giấy phép lái xe máy (hạng A1, A2) không có thời hạn. Vì thế, bằng lái xe máy của người dân không cần đổi vẫn có thể sử dụng vĩnh viễn.
Xem thêm
Biển số xe bị mờ.
Biển số xe bị gẫy.
Biển số xe bị hỏng.
Biển số xe bị mất.
Chủ xe có nhu cầu đổi biển số 3, 4 số sang biển 5 số.
Xe hoạt động kinh doanh vận tải đang sử dụng biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen nay đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.
Sang tên xe khác tỉnh.
Xem thêm
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
Liệt sĩ;
Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
Bệnh binh;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
Người có công giúp đỡ cách mạng.
Xem thêm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tùy theo trường hợp
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Nộp lệ phí
Bước 4: Nhận kết quả
Xem thêm
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng
3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Xem thêm
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính Nhà nước. Sau khi xây dựng các thủ tục hành chính thì các cơ quan Nhà nước cần thực hiện việc công bố các thủ tục này. Vậy quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính được pháp luật quy định như thế nào?
Đánh giá tác động của thủ tục hành chính là việc xem xét sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp của thủ tục hành chính sau khi thực hiện thủ tục hành chính được ban hành. Việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính là quan trọng, cùng với quy trình rà soát, đánh giá thủ tục hành chính để giúp cho việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính. Vậy đánh giá tác động của thủ tục hành chính là gì? Quy trình đánh giá tác động được quy định như thế nào?
Việc kiểm soát thủ tục hành chính là một công việc cần thiết, quan trọng để nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính. Trong đó, các cơ quan, nhất là bộ phận Kiểm soát thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát này. Vậy Bộ phận Kiểm soát thủ tục hành chính có chức năng, nhiệm vụ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết bên dưới!