05 lỗi thường mắc phải khi xây dựng nhà và mức phạt theo quy định mới nhất của pháp luật năm 2022.
Nếu không nắm rõ quy định của pháp luật xây dựng thì người dân khi xây dựng nhà ở có thể sẽ thực hiện những hành vi vi phạm. Để không bị xử phạt vi phạm hành chính người dân cần nắm rõ một số lỗi khi xây dựng nhà ở thường mắc phải sau đây.Mong bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn đọc.
6 Lỗi thường gặp Khi Xây Nhà
Mức phạt tiền với lỗi khi xây dựng nhà ở thường mắc phải
Xây dựng không phép (không có giấy phép xây dựng)
Tại Khoản 30 Điều * 4 trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép
Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp sau đây phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công:
Nhà ở riêng lẻ tại đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.
Mức phạt khi không có giấy phép xây dựng
Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép như sau:
Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
Xây dựng nhà ở sai phép
Khi cấp giấy phép xây dựng mới
Căn cứ khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
Khi sửa chữa, cải tạo
Khoản 4 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Phạt tiền từ 25 - 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
Không che chắn, làm rơi vãi vật liệu xây dựng xuống khu vực xung quanh
Tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định từ 3 - 5 triệu đồng.
Không công khai giấy phép xây dựng
Theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công sẽ chịu mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác
Cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian
Khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
Mức phạt khi tiếp tục vi phạm, tái phạm
Mức phạt khi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm
Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính tại mục (1), (2), (5) thì bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Phạt tiền từ 120 - 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
Mức phạt khi tái phạm
Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại mục (1), (2), (5) mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Phạt tiền từ 120 - 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Phạt tiền từ 140 - 160 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, đối với những hành vi vi phạm trên ngoài việc bị phạt tiền thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Khi thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định thì bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có).
Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại mục (1), (2), (5) mà hành vi vi phạm đã kết thúc.
Đối với hành vi quy định tại mục (1), (2), (5) đang thi công xây dựng mà được hợp thức hóa thì ngoài việc bị phạt tiền phải hợp thực hóa theo đúng quy định (phải điều chỉnh giấy phép xây dựng, đề nghị cấp giấy phép xây dựng).
Nhà liền thổ là loại nhà ở rất phổ biến hiện nay và chủ yếu thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân. Nhà liền thổ thường được sử dụng để phân biệt với nhà chung cư. Để hiểu rõ nhà liền thổ là gì và có thời hạn sở hữu bao nhiêu năm hãy xem bài viết dưới đây. Mong bài viết dưới đây sẽ ích với bạn đọc.
Việc thế chấp nhà ở hiện nay đã trở nên rất phổ biến trong thực tiễn đời sống. Thế chấp là một trong những quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, để thực hiện quyền thế chấp thì các chủ thể cũng phải đáp ứng đủ điều kiện vay thế chấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật. Mong bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn đọc.
Hợp đồng mua bán nhà ở là gì? Đặc điểm và các quy định về hợp đồng mua bán nhà ở? Chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở? Đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở? Ưu khuyết điểm của các quy định hiện hành về hợp đồng mua bán nhà ở? Mong bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn đọc.